HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ CÁT

acmv

Thành Viên [LV 0]
HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ CÁT, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHU TẾ CỬA KHẨU MÓNG CÁI VÀ LÀO CAI.

Đối với các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, nhờ chính sách mở cửa của Nhà nước, việc buôn bán và giao lưu giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam với các nước láng giềng như Trung Quốc và Lào ngày càng mở rộng, phát triển, đặc biệt là các khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và Lào Cai trở thành các đặc khu kinh tế cửa khẩu quan trọng. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của các khu kinh tế cửa khẩu đă mang lại nhiều lợi ích to lớn cho địa phương và Nhà nước nhưng đồng thời cũng là những khu vực chịu sức ép về môi trường. Sự gia tăng ô nhiễm và các biểu hiện suy thoái môi trường nhất là vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới đang được cảnh báo, trong đó có ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí gây tác hại lớn đối với sức khỏe con người cây trồng và vật nuôi. Việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và Lào Cai là thực sự cần thiết.

I. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CỬA KHẨU MÓNG CÁI VÀ LÀO CAI
Hiện trạng chất lượng môi trường không khí của cửa khẩu Móng Cái và Lào Cai đã được Trung tâm Kỹ thuật môi trường, đô thị và khu công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng tiến hành khảo sát, đo đạc, lấy mẫu và phân tích trong các năm 2001 - 2003.
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí ở các điểm khảo sát tại cửa khẩu Móng Cái và Lào Cai được thể hiện trong các bảng 1,2.
Bảng 1. Giá trị trung bình nồng độ các chất khí độc hại khu vực thị xă Móng Cái
Điểm khảo sát
Nông độ các chất khí độc hại (mg/m3)
CO
SO2
NO2
SPM
M1: Giữa ngã 6 thị xã Móng Cái
M2: Phía trước UBND thị xã Móng Cái
M3: Khu vực chợ trung tâm thị xã Móng Cái
M4: Khu vực bến xe thị xã Móng Cái
M5: Cửa khẩu Móng CáiTCVN 5937-1995
3,256
10,10
3,95
2,173
2,008
40
0,039
0,032
0,018
0,036
0,012
0,5
0,029
0,032
0,031
0,032
0,042
0,4
0,701
0,496
0,55
0,341
0,324
0,3
Bảng 2. Giá trị trung bình nồng độ các chất khí độc khu vực thị xă Lào Cai
Điểm khảo sát
CO
mg/m3
SO2
mg/m3
NO2
mg/m3
SPM
mg/m3
L1: Cầu chui, ngã ba Nguyễn Hụê, Lào Cai
L2: Ngã ba cửa khẩu Hà Khẩu, Lào Cai
L3: Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai
L4: Chợ Cốc Lếu, đường Hňa An, Lào Cai
L5: Phố mới, ga Lào Cai
L6: UBND tỉnh Lào Cai
TCVN 5937-1995
3,017
3,425
4,7
4,93
3,177
4,131
40
0,042
0,046
0,052
0,052
0,0575
0,052
0,5
0,0045
0,0045
0,0045
0,00375
0,007
vết
0,4
0,447
0,439
0,380
0,361
0,438
0,285
0,3

Từ kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích ở bảng 1 và 2 so sánh với TCVN 5937 - 1995 cho thấy nồng độ các chất khí CO, SO2 và NO2 tại các điểm đo đều nhỏ hơn nhiều lần TCCP trung bình 1 giờ. Điều này chứng tỏ khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và Lào Cai chưa bị ô nhiễm bởi các chất khí trên.
Về bụi lơ lửng, tại khu cửa khẩu Móng Cái nồng độ bụi lơ lửng ở hầu hết các điểm đo đều vượt TCCP. Thấp nhất là điểm M5, có nồng độ bụi trung bình 0,324 mg/ m3, vượt 1,12 lần TCCP. Lớn nhất điểm M1, có nồng độ bụi trung bình 0,701mg/ m3 vượt TCCP 2,3 lần.
Tại khu cửa khẩu Lào Cai nồng độ bụi lơ lửng ở hầu hết các điểm đo đều xấp xỉ và vượt TCCP. Thấp nhất là điểm L6 có nồng độ bụi trung bình 0,285 mg/ m3, lớn nhất điểm L1 có nồng độ bụi trung bình 0,447mg/ m3 vượt TCCP 1,49 lần.
Nhìn chung tại các vị trí đo đạc, khảo sát chất lượng môi trường không khí, nồng độ trung bình của các chất khí độc hại CO, SO2, NO2 đều nhỏ hơn TCCP. Nồng độ bụi lơ lửng xấp xỉ và lớn hơn TCCP trung bình 1 giờ. Như vậy môi trường không khí ở khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và Lào Cai không bị ô nhiễm khí độc hại, mà chỉ bị ô nhiễm bụi, nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện giao thông gây nên.
2. Đề xuất các giải pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại cửa khẩu Móng Cái và cửa khẩu Lào Cai
Do đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên và các điều kiện kinh tế xã hội đặc trưng, nên vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) đă ngày càng được coi trọng như là một trong những điều kiện không thể thiếu được không chỉ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Lào Cai mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an ninh quốc gia. Công tác BVMT của tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Lào Cai cần được thống nhất một số quan điểm chính như sau:
- Các hoạt động BVMT không làm tổn hại đến các tiềm năng phát triển kinh tế xă hội đa dạng, phong phú của tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Lào Cai, mà cần trở thành những cơ sở pháp lý và kỹ thuật ngày càng hoàn thiện hơn, đảm bảo hỗ trợ sự phát triển bền vững của khu vực, đồng thời tham gia vào việc giảm sức ép khai thác và vận chuyển qua biên giới các tài nguyên quý hiếm gây mất ổn định các hệ sinh thái, làm suy thoái môi trường và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh quốc gia ở những vùng sâu trong nội địa.
- Nhiệm vụ BVMT sống, các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Lào Cai trước tiên là của chính quyền và nhân dân các cấp, các địa phương trong tỉnh, với sự hỗ trợ tích cực về trí lực và vật lực của nhà nước và của các tổ chức trong nước và quốc tế quan tâm.
- Các vấn đề môi trường có liên quan đến nước láng giềng Trung Quốc cần được giải quyết trên cơ sở khoa học, tuân thủ các công ước quốc tế liên quan đến BVMT mà hai nước Việt - Trung đã tham gia ký kết, các văn bản cấp Chính phủ mà hai nước đã cùng nhau thỏa thuận và pháp luật hiện hành của Chính phủ Việt Nam.
Các biện pháp quản lý BVMT
- Xây dựng và tăng cường tổ chức và thể chế quản lý môi trường
UBND tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Lào Cai cần có chính sách thích hợp nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi nhằm từng bước nâng cao năng lực và chất lượng công tác quản lý nhà nước về BVMT, thông qua việc củng cố bộ máy lãnh đạo, nâng cao nhận thức của các cán bộ quản lý cấp phường xã và các ngành về các nội dung cơ bản của Luật BVMT, các văn bản dưới Luật và các Công ước quốc tế về BVMT, các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
Kiện toàn lực lượng các đơn vị chức năng của địa phương có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đặc biệt lưu ý kiểm soát các dịch vụ thương mại buôn bán qua biên giới có nguy cơ gây suy thoái dẫn đến hủy diệt hoặc làm tổn thất tài nguyên thiên nhiên quốc gia. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý và BVMT giữa các đơn vị chức năng một cách rő ràng và hợp lý. Kiểm soát chặt chẽ lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn quốc gia, trong đó có các loại động vật quý hiếm, các loài thiên địch của sâu bệnh, các loại thuốc trừ sâu, hóa chất...
Nhanh chóng đưa tin học vào công tác quản lý hành chính nói chung của thị xã và công tác quản lý môi trường nói riêng. Từng bước thiết lập các cơ sở dữ liệu về môi trường khu vực và nâng cao năng lực quan trắc và phân tích môi trường, thanh tra và cưỡng chế thi hành pháp luật BVMT của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT địa phương.
- Giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường.
Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Lào Cai định hướng chỉ đạo, ra chỉ thị, nghị quyết cùng với sự giám sát, hướng dẫn của Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Lào Cai để các ngành, các cấp và nhân dân trong thị xã Móng Cái và thị xã Lào Cai lồng ghép các nội dung BVMT vào các hoạt động của ngành, của địa phương mình ngay từ khâu quy hoạch, lập kế hoạch và đề ra các giải pháp thực hiện.
Đẩy mạnh công tác phổ biến kiến thức về luật pháp BVMT và các bộ luật khác có liên quan, các yêu cầu về BVMT tới các ban, ngành và các cán bộ lãnh đạo phường xã, các cụm dân cư trong thị xã, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch BVMT.
Nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường, về sản xuất sạch (sử dụng và bảo quản hoá chất thuốc trừ sâu, giống vật nuôi, cây trồng...) đối với các khu vực nông thôn và đô thị bằng nhiều hình thức như truyền thanh, truyền hình, băng-rôn, khẩu hiệu..., tổ chức lớp học, lớp tập huấn, các cuộc thi tìm hiểu luật pháp BVMT, các vấn đề môi trường. Những quy định, hướng dẫn chỉ đạo của Nhà nước, các bộ ngành và của UBND tỉnh về công tác BVMT cần được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong những hoạt động cụ thể của từng ngành, từng đơn vị trong phạm vi toàn tỉnh.
- Tổ chức các phong trào quần chúng tham gia BVMT.
Hàng năm tổ chức tốt các hoạt động nhân Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn, Tuần lễ quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường...
Vận động nhân dân các phường xă tham gia xây dựng và thực hiện các quy ước, các cam kết... về tự quản và BVMT, bảo vệ các công trình vệ sinh môi trường. Xây dựng và nhân rộng các điển hình dân cư tự quản, đẩy mạnh xã hội hóa công tác môi trường.
- Thanh tra và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật BVMT của các doanh nghiệp nằm trên địa bàn thị xã, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí
Qua công tác điều tra, khảo sát tại hai cửa khẩu Móng Cái và cửa khẩu Lào Cai cho thấy nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động giao thông vận tải. Vì vậy để giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các cửa khẩu cần áp dụng các biện pháp sau:
- Nâng cấp, cải tạo đường sá sao cho đường rộng thoáng, đảm bảo không gây hiện tượng ùn tắc giao thông, không có chất ô nhiễm dễ khuếch tán.
- Đường phố có vỉa hč rộng tạo khoảng cách cần thiết từ mặt nhà tới luồng xe chạy.
- Mặt đường phải được rải bê tông nhựa, thường xuyên được dọn sạch và tưới nước để hạn chế bụi.
- Bắt buộc các xe vận chuyển đất cát, vật liệu xây dựng và những vật liệu, phế liệu dễ gây bụi phải có bạt che chắn khi tham gia giao thông.
- Xe ô tô trước khi vào thành phố, thị xã cần được rửa sạch để không mang theo đất cát từ ngoài vào thành phố, thị xã.

- Dọc theo các đường phố đều trồng các dải cây xanh, xây dựng các khu công viên, vườn hoa. Cây xanh có tác dụng che nắng, giảm bức xạ mặt trời, hút và giữ bụi, lọc sạch không khí, hút tiếng ồn và che chắn tiếng ồn.

- Cần nghiêm cấm không cho lưu hành những xe quá cũ, quá thời hạn sử dụng, gây tiếng ồn lớn và xả khí thải ô nhiễm .

" Được trích từ bản báo cáo của TS Bùi Sỹ Lý "

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Đông Phong, Nguyễn Quỳnh Hương, Bùi Sỹ Lý và Ctv- "Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường các khu kinh tế cửa khẩu phía bắc Việt Nam". Hà Nội 2003.

2. Bùi Sỹ Lý - Báo cáo khoa học "Hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu kinh tế của khẩu Móng Cái và Tân Thanh". Móng Cái, Quảng Ninh 26/1/2002.
 
Back
Bên trên