Thảo luận Hệ thống hút khói nhà công nghiệp

Nhà xưởng em đang thiết kế có 3 tầng và mỗi tầng có diện tích gần 1500m2 thì có nên thiết kế mỗi tầng 1 quạt hút khói không ạ ?
Bạn nghiên cứu kỹ QC06-2021 và TCVN 5687-2010, đặc biệt về định nghĩa về khoang cháy và vùng hút khói.
Nếu 3 tầng của mình đảm bảo các yêu cầu về khoang cháy và vùng khói thì có thể chỉ cần 1 quạt hút và các van đóng mở động cơ cho cả 3 tầng (1 trục hút khói cho phép đấu nối 4 vùng hút khói).
Tất nhiên, nếu mỗi tầng thiết kế 1 quạt riêng thì quá tốt.
 
Công thức tính lưu lượng hút khói theo L3 cho phòng có V lớn hơn 10.000m3 phải tính trọng lượng riêng của khói theo mục 6.10 toàn ra số âm là sao các bạn ?
 
Việc thoát khói tự nhiên chỉ đc áp dụng đối với nhà xưởng 1 tầng thôi bác, cái này bác đọc thêm CV 874 của Cục để nắm thêm nhé. Còn thực tế có những nhà xưởng có tầng lửng nhưng tổng diện tích các tầng lửng đó chưa vượt ngưỡng để xét là 2 tầng và trên bản Quy hoạch cuối chỉ có "1 chấm" thì khi đó bác mới đc dùng thoát khói tự nhiên (nhưng phải thoả mãn chiều rộng NX ko vượt quá 40m).
Anh cho em hỏi thêm chút về cái thoát khói tự nhiên chỉ được áp dụng đối với nhà xưởng 1 tầng, em có đọc cái CV 874 và 2 cái Phụ lục I II đi kèm thì ko thấy nói đến vấn đề cho phép thoát khói tự nhiên đó, tìm hiểu trong QCVN 06 2021 thì em thấy thế này:
- Có quá nhiều khái niệm na ná nhau mà ko có định nghĩa cụ thể: Thoát khói cưỡng bức / Thoát khói tự nhiên - Thông gió tự nhiên / Thoát khói trực tiếp / Cấp khí tươi - Tăng áp.
- Chỉ có nói nhà nhiều tầng bắt buộc phải có thoát khói cưỡng bức (D8), vậy nghĩa là nhà 1 tầng "có thể" không cần thoát khói cưỡng bức ?
- Có thể ko cần hút khói theo D2 nếu có thoát khói trực tiếp (D3), nhưng thoát khói tự nhiên lại chỉ là 1 phần chứ ko hiểu ngang là thoát khói trực tiếp (D8), nghĩa là kể cả có thoát khói tự nhiên thì cũng cần phải có thêm 1 hệ thống khác chứ ko phải chỉ cần có thoát khói tự nhiên là xong, vậy hệ thống khác đó có phải thoát khói cưỡng bức ko ? Và thoát khói tự nhiên ở (D8) có thể hiểu là thông gió tự nhiên ở (D2) ko ?
- Tại Khoản c) Điều D.2 có nói rõ quy định hút khói là "Từ các hành lang có chiều dài lớn hơn 15 m, không có thông gió tự nhiên của các nhà sản xuất, nhà kho hạng A, B và C từ 2 tầng trở lên, cũng như của các nhà công cộng và nhà hỗn hợp từ 6 tầng trở lên", nghĩa là phù hợp với quy định "nhiều tầng" ở D8; trong khi Khoản f) đối với phạm vi là gian phòng "Từ các gian phòng sản xuất và kho có số chỗ làm việc ổn định (đối với gian phòng lưu trữ dạng kệ thì không phụ thuộc vào số chỗ làm việc ổn định) hạng nguy hiểm cháy A, B, C trong nhà bậc chịu lửa I đến IV, hoặc hạng nguy hiểm cháy D, E trong nhà bậc chịu lửa IV, V" hoàn toàn không liên quan gì đến thoát khói hay thông gió tự nhiên để áp dụng Chú thích 3, vậy thì việc áp dụng để bỏ qua hệ thống thoát khói cưỡng bức đối với xưởng 1 tầng không gian thông thoáng, coi cả nhà xưởng là 1 khoang là ko có căn cứ.
Nhờ anh chỉ thêm giúp em ạ. Em cảm ơn anh
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đối với thông gió sự cố: Các gian phòng, nhà xưởng khi có cháy xảy ra thì quạt hút khói chạy. Ko được bố trí cấp gió tươi cho các khu vực này khi có cháy (Thực tế một số đơn vị thiết kế: nếu các khu vực này bố trí quạt cấp gió tươi, thì sẽ interlock với hệ thống báo cháy, khi có cháy xảy ra thì quạt sẽ tắt, để ngăn cung cấp oxy cho đám cháy). Như vậy việc bố trí quạt để cung cấp không khí cho không gian cháy có bố trí quạt hút khói là không đúng.
Việc tắt hệ thống AHU trung tâm khi có cháy nhằm ngăn chặn việc cháy lan.
cái này mình thấy bác giải thích hợp lý
 
Có anh em nào ngâm cứu cái QCVN 06:2022 chưa nhỉ, phụ lục D.1.6 nó có yêu cầu lượng không khí cấp bù từ bên ngoài vào để bù cho khối tích khói bị hút ra. QCVN nó chỉ yêu cầu mà không hướng dẫn cách tính ntn, ko lẽ lấy lưu lượng = lưu lượng khói thải.
Còn ae nào ở trên giải thích quạt cấp khí tươi cho không gian hút khói là không đúng -> giải thích vậy là sai rồi. Trong NFPA 92 nó cũng có đề cập phần makeup air for smoke exhaust system rồi. Nhưng mình đọc thì không thấy hướng dẫn cách tính lưu lượng cho cái makeup air này. Anh em nào có kinh nghiệm tính cái này rồi thì cho mình xin thọ giáo với nhé.
Thanks!
 
Hiện tại em có nhà xưởng diện tích 12000m2, cao 13h. Có ai có thể chỉ em cách xác định vùng khói rồi tính lưu lượng quạt với ạ
 
Các bác cho em hỏi tính đường ống gió và miệng gió các bác tính như thế nào vậy ạ, em dùng duckchecker nó ra bự quá ạ, quạt 65000 m3.h mà ống tới 2700x700mm bọc chống cháy nữa là quá nặng
 
Các bác cho em hỏi tính đường ống gió và miệng gió các bác tính như thế nào vậy ạ, em dùng duckchecker nó ra bự quá ạ, quạt 65000 m3.h mà ống tới 2700x700mm bọc chống cháy nữa là quá nặng
Ống gió 1,100x1,100 là được rồi , 14.92m/s, 1.73Pa/m , theo duct checker nhé
 
Bác có biết quy định nào về tốc độ gió trong ống không ạ, có khi CA hỏi tới số liệu này lấy ở đâu ạ
Tìm bữa giờ mà k thấy đề cập chỉ là dựa vào duct checker có thì mình dựa vào đó, còn bên PCCC thì mình làm thuyết minh họ k hỏi về cái này, thẩm duyệt thiết kế ok , nhưng thi công xong hút yếu thì chỉ nói thay quạt mới thôi
 
mn cho e hỏi diện tích nhà xưởng 2900m2 theo QCVN 06 2022 thì nó chia là 1 bể khói, mà tính toán theo TCVN 5687 thì công thức tính lưu lượng nó chỉ giới hạn 1600m2 vậy mình tính lưu lượng khói thế nào ạ,
 
Bác có biết quy định nào về tốc độ gió trong ống không ạ, có khi CA hỏi tới số liệu này lấy ở đâu ạ
Với hệ hút khói thì không cần quan tâm đến vận tốc gió trong ống nữa, quan trọng là lưu lượng khói hút ra được. Theo kinh nghiệm sẽ khống chế ở mức 20m/s.
Vận tốc càng cao, tiết diện ống gió càng nhỏ, tổn thất áp suất càng lớn --> tăng chi phí vật liệu ống gió (tăng cứng), tăng chi phí chọn quạt (cột áp cao, công suất lớn)
Tuỳ theo điều kiện lắp đặt mà chọn cho phù hợp và kinh tế thôi bạn.
 
Back
Bên trên