Giải pháp khắc phục hiện tượng đọng sương gây hư hỏng trần thạch cao.

lanhgooner6298

Thành Viên [LV 0]
Chào các anh chị trong group.
Các anh chị cho em hỏi có cách nào có thể khắc phục hiện tượng đọng sương, gây hư hỏng trần thạch cao cho các công trình đã đi vào sử dụng, đặc biệt các khu vực sử dụng ĐHKK 24/24 như cấp cứu, khu ICU của bệnh viện không ạ. Em cảm ơn ạ!
 
Bản chất và Nguyên nhân cơ bản của Hiện tượng đọng sương (trên Bề mặt) là do Nhiệt độ của Bề mặt đó thấp hơn Nhiệt độ của Không khí hiện hữu nơi gần Bề mặt. Đây là Cơ sở để Bạn phân tích Nguyên nhân, và tìm Giải pháp xử lý trong từng Trường hợp Hiện trường cụ thể của mình.
Có thể tạm phân ra 2 Trường hợp:
1- Do Chủ quan từ khâu (lỗi) Thiết kế, Thi công của Con người
2- Do Điều kiện Thời tiết Khách quan bên ngoài (có Độ ẩm quá cao bất bình thường)
Xin đề xuất 1 vài Giải pháp khắc phục (định hướng nói chung):
1- Thẩm định lại Tính toán Thiết kế về Công suất xử lý làm lạnh, khử ẩm. Tăng lên nếu cần. Đôi khi, và nếu Điều kiện cho phép, nên triệt để áp dụng Nguyên tắc Xử lý ẩm trước cho Đường cấp Gió tươi vào Phòng ĐHKK bằng Thiết bị như PAU hay bắt phải đi qua Dàn lạnh FCU-AHU với CS đủ lớn, nhất là khi TK có tỷ lệ Gió tươi khá lớn (trên 20%) hay khi ĐK TK Ngoài trời có chênh lệch ẩm cao so với trong nhà.
2- Ngăn chặn các Kênh xâm nhập của Khí trời vào Phòng bằng các Biện pháp Cải tạo Thiết kế như lắp các Quạt chắn gió hay Cửa tự động tại các lối đi chính hay cửa sổ lớn. Có thể bố trí hợp lý các Miệng gió (lấy ngay Không khí Phòng) thổi tập trung vào ngay gần các Lối vào tạo thánh các Khu vực đệm có Áp dương...
3- Giải pháp chữa cháy (bị động) Chỉnh sửa Cải tạo lại Cấu trúc Miệng gió cấp hay những Bề mặt có Nhiệt độ thấp nhất theo cách tạo cách ly về Nhiệt độ với Khoảng Không gian lân cận xung quanh. Có thể dán thêm cách nhiệt, hay tận dụng Dòng khí vận tốc cao để đẩy Không khí lân cận ra xa...
Trên đây là vài Ý kiến đóng góp của mình. Mong các bạn góp ý, bổ sung thêm.
Trân trọng
 
Bản chất và Nguyên nhân cơ bản của Hiện tượng đọng sương (trên Bề mặt) là do Nhiệt độ của Bề mặt đó thấp hơn Nhiệt độ của Không khí hiện hữu nơi gần Bề mặt. Đây là Cơ sở để Bạn phân tích Nguyên nhân, và tìm Giải pháp xử lý trong từng Trường hợp Hiện trường cụ thể của mình.
Có thể tạm phân ra 2 Trường hợp:
1- Do Chủ quan từ khâu (lỗi) Thiết kế, Thi công của Con người
2- Do Điều kiện Thời tiết Khách quan bên ngoài (có Độ ẩm quá cao bất bình thường)
Xin đề xuất 1 vài Giải pháp khắc phục (định hướng nói chung):
1- Thẩm định lại Tính toán Thiết kế về Công suất xử lý làm lạnh, khử ẩm. Tăng lên nếu cần. Đôi khi, và nếu Điều kiện cho phép, nên triệt để áp dụng Nguyên tắc Xử lý ẩm trước cho Đường cấp Gió tươi vào Phòng ĐHKK bằng Thiết bị như PAU hay bắt phải đi qua Dàn lạnh FCU-AHU với CS đủ lớn, nhất là khi TK có tỷ lệ Gió tươi khá lớn (trên 20%) hay khi ĐK TK Ngoài trời có chênh lệch ẩm cao so với trong nhà.
2- Ngăn chặn các Kênh xâm nhập của Khí trời vào Phòng bằng các Biện pháp Cải tạo Thiết kế như lắp các Quạt chắn gió hay Cửa tự động tại các lối đi chính hay cửa sổ lớn. Có thể bố trí hợp lý các Miệng gió (lấy ngay Không khí Phòng) thổi tập trung vào ngay gần các Lối vào tạo thánh các Khu vực đệm có Áp dương...
3- Giải pháp chữa cháy (bị động) Chỉnh sửa Cải tạo lại Cấu trúc Miệng gió cấp hay những Bề mặt có Nhiệt độ thấp nhất theo cách tạo cách ly về Nhiệt độ với Khoảng Không gian lân cận xung quanh. Có thể dán thêm cách nhiệt, hay tận dụng Dòng khí vận tốc cao để đẩy Không khí lân cận ra xa...
Trên đây là vài Ý kiến đóng góp của mình. Mong các bạn góp ý, bổ sung thêm.
Trân trọng
Cảm ơn anh đã đưa ra các gợi ý rất hữu ích , chúc anh một ngày làm việc hiệu quả !
 
Back
Bên trên