Cần giúp Chọn quạt hút khói sự cố cho nhà xưởng

DCT

Thành Viên [LV 0]
Chào các bác,

Như tiêu đề thì em muốn nhờ các bác hướng dẫn chọn quạt hút khói sự cố cho nhà xưởng khi có cháy. Em cũng đã nghiên cứu TCVN 5687 nhưng không biết áp dụng công thức và tính toán như thế nào. Nhà xưởng của em có kích thước 49x38x12 mét. Gồm 4 của shutter door 3x3 mét.

Bác nào đã làm và có kinh nghiệm thì chỉ em với nhé. Em mới ra trường :D
Thank you in advance :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
10 là bội số trao đổi, lấy từ 10-12. Lưu lượng lớn thế chia ra làm 4 quạt hút. Mỗi quạt tầm 50.000 m3/h
Ôi vãi, thế mà ông thầu phụ của em cho mỗi cái quạt 30.000 m3/h. Em đang bắt họ tính toán lại vì cảm thấy không đủ và muốn có cơ sở để yêu cầu tính toán lại. Ngoài công thức trên thì có thể áp dụng được mấy công thức trong 5687 không bác?
 
Ôi vãi, thế mà ông thầu phụ của em cho mỗi cái quạt 30.000 m3/h. Em đang bắt họ tính toán lại vì cảm thấy không đủ và muốn có cơ sở để yêu cầu tính toán lại. Ngoài công thức trên thì có thể áp dụng được mấy công thức trong 5687 không bác?
Thầu phụ bên bạn đang để mấy quạt? nếu lưu lượng của các bác ấy để 30.000m3/h thì số lượng quạt tăng lên thôi khoảng 7 cái gì đó
 
Thầu phụ bên bạn đang để mấy quạt? nếu lưu lượng của các bác ấy để 30.000m3/h thì số lượng quạt tăng lên thôi khoảng 7 cái gì đó
Có 1 cái thôi bác ơi. Chính xác thể tích nhà xưởng của em là 19.000 m3, có 4 cửa shutter door 3x3 mét. Bác có công thức cụ thể áp dụng cho nhà xưởng theo TCVN thì bảo em nhé. Để em làm rõ với thầu phụ. Đây là quạt và hệ thống ống duct dành cho sự cố khi có cháy bác nhé. Chứ không phải lúc nào cũng hoạt đông.
 
Thầu phụ bên bạn đang để mấy quạt? nếu lưu lượng của các bác ấy để 30.000m3/h thì số lượng quạt tăng lên thôi khoảng 7 cái gì đó
__________________________________________________________________________________
Shoptinhyeu247 Hotline: 0979.6383.53 Email: [email protected] Địa chỉ: Phan Văn Trị, Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
 
Chào cả nhà, mình hỏi chút. Mình có 2 quạt li tâm đấu nối tiếp như trong hình thì lưu lượng và áp suất ở đầu ra A là bao nhiêu?
Theo tài liệu thì khi nối tiếp thì tăng áp còn lưu lượng không đổi. Vì 2 quạt này áp suất và lưu lượng khác nhau nên muốn tham khảo các bạn.
Cám ơn cả nhà.
 

Đính kèm

  • Untitled.png
    Untitled.png
    129.9 KB · Xem: 360
Theo mình biết, với diện tích như thế này lớn hơn 1600m2 coi như là 2 khoang , tính theo công thức cho phòng nhỏ hơn 1600m2 nó ra con quạt ~65000m3/h( Nếu có kết hợp cả chữa cháy tự động ). Có thể chọn 2 con quạt 65000 , mỗi con cho 1 khoang hoặc vẫn thiết kế 2 tuyến ống gió phụ trách 2 khu vực nhưng dùng 1 con quạt , ngăn cách 2 khu vực bằng 2 con van gió điều khiển bằng điện chống cháy, tín hiệu báo cháy bên nào thì mở bên đấy.
 
Theo mình biết, với diện tích như thế này lớn hơn 1600m2 coi như là 2 khoang , tính theo công thức cho phòng nhỏ hơn 1600m2 nó ra con quạt ~65000m3/h( Nếu có kết hợp cả chữa cháy tự động ). Có thể chọn 2 con quạt 65000 , mỗi con cho 1 khoang hoặc vẫn thiết kế 2 tuyến ống gió phụ trách 2 khu vực nhưng dùng 1 con quạt , ngăn cách 2 khu vực bằng 2 con van gió điều khiển bằng điện chống cháy, tín hiệu báo cháy bên nào thì mở bên đấy.

Thế ông thầu phụ của em cho 1 con 30.000 m3/h vào là để đuổi muỗi hả bác :v
Em đang yêu cầu gửi bảng tính toán cho em. Nếu không hợp lý sẽ bắt thay quạt. Nhưng nếu bác có phép tính cụ thể nào thì show cho em nhé.
 
Theo cách hiểu của mình về TCVN 5687:2010 thì hoàn toàn có thể áp dụng theo công thức L2 và L3 cho trường hợp của bạn. Việc áp dụng công thức L2 sẽ dễ hơn so với công thức L3. Cụ thể tiêu chuẩn viết như sau:
upload_2019-1-2_8-36-15.png


Giả thiết xưởng của bạn có trang bị hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, xưởng sẽ được chia ra làm 2 vùng hút khói do diện tích của xưởng 1862m2>1600m2 thì theo công thức L2 mình tính toán ra được bạn cần chọn 2 quạt hút khói có lưu lượng 50.200m3/h.

Cụ thể sẽ phải xem xét bản vẽ thiết kế của bạn để có tính toán thiết kế chi tiết hơn.

Lời khuyên: Hệ thống này nên để nhà thầu PCCC họ thiết kế, thi công và xin thẩm duyệt PCCC luôn.
 
Theo cách hiểu của mình về TCVN 5687:2010 thì hoàn toàn có thể áp dụng theo công thức L2 và L3 cho trường hợp của bạn. Việc áp dụng công thức L2 sẽ dễ hơn so với công thức L3. Cụ thể tiêu chuẩn viết như sau:
View attachment 23196

Giả thiết xưởng của bạn có trang bị hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, xưởng sẽ được chia ra làm 2 vùng hút khói do diện tích của xưởng 1862m2>1600m2 thì theo công thức L2 mình tính toán ra được bạn cần chọn 2 quạt hút khói có lưu lượng 50.200m3/h.

Cụ thể sẽ phải xem xét bản vẽ thiết kế của bạn để có tính toán thiết kế chi tiết hơn.

Lời khuyên: Hệ thống này nên để nhà thầu PCCC họ thiết kế, thi công và xin thẩm duyệt PCCC luôn.
Xưởng sẽ được chia ra làm 2 vùng hút khói do diện tích của xưởng 1862m2>1600m2. Vậy giá trị diện tích của xưởng mà anh đang tính ra lưu lượng quạt 50.200m3/h có phải chia 2 không ạ.
 
Back
Bên trên