Tin tức Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của điều hòa âm trần

dieuhoamulti

Thành Viên [LV 0]
Điều hòa âm trần được sử dụng nhiều ở các không gian diện tích lớn như nhà hàng, văn phòng, phòng khách… Không chỉ có ưu điểm tiết kiệm không gian, điều hòa âm trần còn có hiệu quả làm mát cao cùng tuổi thọ bền bỉ theo thời gian.

Điều hòa âm trần là gì?

Một số tên gọi khác của điều hòa âm trần đó là điều hòa cassette hay máy lạnh âm trần. Đây là dòng điều hòa có thiết kế lắp đặt âm trần ở trong trần nhà, chỉ hở ra phần mặt trước của điều hòa.

Để lắp đặt điều hòa âm trần bạn sẽ cần phải khoét trần với khoảng trống vừa đủ để đặt máy lạnh âm vào trong tường. Hệ thống thoát nước thải của điều hòa âm tường được bơm tự động do đó khi lắp đặt sẽ không cần phải tiến hành xử lý độ dốc của máy.

7imboeu05d72z.jpg


Một số tên gọi khác của điều hòa âm trần đó là điều hòa cassette hay máy lạnh âm trần.

Cấu tạo của điều hòa trần

Điều hòa âm trần gồm 2 loại là điều hòa âm trần 1 chiều và điều hòa âm trần 2 chiều. Cả dòng máy điều hòa âm trần này đều có chung cấu tạo gồm 1 dàn lạnh và 1 dàn nóng.

Trong đó, dàn lạnh điều hòa âm trần là kiểu dàn lạnh bằng ống nhôm có trang bị quạt ly tâm. Chức năng của dàn lành là trao đổi nhiệt và được lắp đặt ở bên trong phòng. Trong dàn lạnh lại có nhiều bộ phận khác như quạt và board điều khiển. Bộ phận ống thoát nước ngưng nối vào dàn lạnh thường có độ dốc nhất định để nước ngưng có thể chảy hết, tránh tình trạng đọng lại trong đường ống.

Dàn nóng điều hòa âm trần thực hiện trao đổi nhiệt với hệ thống ống đồng cánh nhôm kèm theo đó là quạt kiểu hướng trục. Cục nóng thường lắp đặt ở ngoài trời mà không cần che mưa nắng. Tuy nhiên để dàn nóng có độ bền cao bạn cần tránh lắp đặt ở những nơi nắng gắt. Các bộ phận chính của dàn nóng gồm có máy nén và quạt – đây là các bộ phận tiêu tốn nhiều điện năng nhất (khoảng 95%).

Ngoài hai bộ phận chính là dàn lạnh và dàn nóng, điều hòa âm trần còn có nhiều bộ phận khác như hệ thống dây điện, ống dẫn gas, điều khiển…

dieu-hoa-am-tran-3.jpg


Điều hòa âm trần gồm nhiều bộ phận khác nhau

Nguyên lý hoạt động của điều hòa âm trần

Về nguyên lý hoạt động, điều hòa âm trần hoạt động như sau: Hệ thống quạt ở dàn lạnh liên tục hút và thổi không khí để đảm bảo sự luân chuyển. Bộ phận cảm biến nhiệt độ ở dàn lạnh của điều hòa âm trầm có nhiệm vụ cảm nhận nhiệt độ của không khí. Khi nhiệt độ ở trong phòng cao hơn mức nhiệt độ cài đặt từ khoảng 1 – 2°C thì board điều khiển cho dàn nóng sẽ lập tức hoạt động. Dàn nóng hoạt động giúp cung cấp gas điều hòa lỏng tới bộ phận dàn lạnh.

Tiếp đó, gas lỏng bốc hơi ở trong dàn lạnh đồng thời làm giảm nhiệt độ. Khi nhiệt độ ở trong phòng giảm xuống tương đương với nhiệt độ cài đặt thì dàn nóng sẽ tự ngưng hoạt động. Lúc này, chỉ có chức năng luân chuyển không khí ở trong phòng hoạt động.


dieu-hoa-am-tran-4.jpg


Những ai nên mua điều hòa âm trần?

Việc nên hay không nên mua điều hòa âm trần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích và thiết kế phòng; kinh phí, nhu cầu sử dụng… Nhìn chung, bạn nên mua và sử dụng điều hòa âm trần khi:

+ Muốn có chiếc điều hòa thiết kế hiện đại, được lắp âm vào tường vừa tiết kiệm không gian vừa tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng.

+ Lắp đặt điều hòa mà không ảnh hưởng tới không gian nội thất.

+ Kinh phí dư giả vì giá thành điều hòa âm trần khá cao.

+ Muốn căn phòng mát đồng đều và nhanh, được trang bị nhiều chế độ và tính năng hiện đại như gió tự nhiên, hướng gió, tốc độ quạt, khử khuẩn hút mùi…

+ Không cần phải vệ sinh điều hòa thường xuyên.

dieu-hoa-am-tran-6.jpg


Nên lắp đặt điều hòa âm trần khi căn phòng có diện tích lớn và bạn phải dư giả về tài chính.

Ngược lại, bạn không nên mua điều hòa âm trần khi:

+ Hạn chế về mặt kinh phí.

+ Chỉ cần một chiếc điều hòa làm mát/sưởi ấm bình thường mà không có yêu cầu nhiều về thiết kế, tính năng tiện ích thông minh…

+ Căn phòng có diện tích nhỏ hoặc không quá rộng.

+ Chiều cao của căn phòng hạn chế.

+ Trần nhà không đủ điều kiện để lắp đặt điều hòa âm trần.

Trên đây là thông tin giải đáp của chúng tôi về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa âm trần. Hy vọng sẽ giúp các bạn biết khi nào nên và không nên mua điều hòa âm trần.
 
Back
Bên trên