Cần giúp Cách chọn bình tích áp và Safety Valve cho hệ thống cứu hỏa, Sprinkler

huyuce

Thành Viên [LV 1]
Em đang có 2 câu hỏi muốn nhờ các bro giúp.
1 - Cách tính toán Bình tích áp ( Pressure Tank)
Em đã xem vấn đề này trên diễn đàn rồi. Mọi người hơi nghiêng về khía cạnh nên hay ko nên áp dụng. Em muốn hỏi cách tính ( công thức, trích từ sách, hay tiêu chuẩn nào ), hiện 2 đang có 2 công thức V = Q x Tmin / K ( hệ số K không rõ tính thế nào ) và 1 công thức theo catalouge của nhà sản xuất ( cái này e cũng chưa hiểu tính thế nào)
2 - Cách chọn van an toàn ( Safety Valve trong cụm bơm chữa cháy ) - size Valve?
Thanks cả nhà trước
 
Thường thì hệ số K đấy không thể lấy tự do được như hệ số K (1.2-1.5)của Lưu lượng nước được. mà thường có bảng tra. Xem sách tính toán nước cấp của Trịnh Xuân Lai và Lâm Minh Triết xem
An tòan nhất là hỏi hãng cung cấp Bình tích áp xem (Hãng Varem nhớ nói cho gặp kỹ thuật tư vấn, nói nó hướng dẫn luôn) Bình tích áp (bình chống va) là không thể thay thế vì an toàn, nếu có biến tần rồi thì thể tích bình tích áp sẽ nhỏ lại.
Cái nào bạn không hiểu mà phụ thuộc yếu tố mua sản phẩm bên ngoài, yêu cầu chọn thiết bị, mình khuyên bạn nên đẩy cho các hãng nó làm ở đấy nó có các chuyên gia, mình tự tính chỉ tổ đau đầu. Nhớ bắt nó giải thích tại sao lại chọn như vậy!
 
Bac ngolinh noi đúng đấy, hệ số k phụ thuộc vào hãng ché tạo thiết bị, họ có bảng rồi tra là ok. Bên kinden gọi sang các hãng thì họ hỗ trợ ngay mà
 
Em đang có 2 câu hỏi muốn nhờ các bro giúp.
1 - Cách tính toán Bình tích áp ( Pressure Tank)
Em đã xem vấn đề này trên diễn đàn rồi. Mọi người hơi nghiêng về khía cạnh nên hay ko nên áp dụng. Em muốn hỏi cách tính ( công thức, trích từ sách, hay tiêu chuẩn nào ), hiện 2 đang có 2 công thức V = Q x Tmin / K ( hệ số K không rõ tính thế nào ) và 1 công thức theo catalouge của nhà sản xuất ( cái này e cũng chưa hiểu tính thế nào)
2 - Cách chọn van an toàn ( Safety Valve trong cụm bơm chữa cháy ) - size Valve?
Thanks cả nhà trước
Câu hỏi 1 của bạn được trả lời như sau:
Cái chính yếu ở đây là bạn cần chú ý sự thay đổi thể tích khí nén chứa trong bình áp lực. Bình tích áp có chứa sẵn khí nén có áp lực là Vo và ở áp lực cho sẵn thường lấy là 1 Bar hay 10 mét nước. Áp lực bơm nước là P1 = 25 mét nước thì khí nén sẽ chịu áp lực 25 mét nước. Thể tích khí nén khi đó là Vo/2.5 (cái này bạn sử dụng phương trình khí lý tưởng).
Áp lực cắt bơm là P2=35 mét nước, khi đó thể tích khí nén sẽ là Vo/3.5.
Hiệu số 2 thể tích tại 2 áp lực bơm nước và cắt bơm sẽ là phần thể tích nước chiếm chỗ trong bình tích áp là:
Vch = Vo/2.5 - Vo/3.5 = 0.114 Vo.
Lưu lượng bơm là Q và thời gian bơm là Tmin. Khi đó ta có đẳng thức:
Vch = Q*Tmin Hay 0.114Vo = Q*Tmin hay Vo = Q*Tmin/0.114
Đẳng thức trên có nghĩa là bạn chọn hệ số K = 0.114 khi áp lực cắt bơm là 35 mét nước và áp lực để bơm hoạt động là 35 mét nước.
Các nhà sản xuất có chọn hệ số cho bạn cũng dựa trên thông số như trên.
Câu hỏi số 2, bạn có thể tính toán van an toàn theo thông số của 1 hãng cung cấp nào đó chẳng hạn như của Crossby sau đây:
http://valves.pentair.com/valves/pr...ing_process_valves/index.aspx?id=tcm:106-5813.
Mỗi hãng có cách chọn van khác nhau tuỳ theo cách chế tạo của họ bạn nhé!!!
 
Cám ơn bác Nguyenledung nhiều nhé. Cái này đúng là cơ bản. Tự thấy bản thân lười vận động trí não quá.:eek:
 
Mình có 2 bảng hướng dẫn chọn bình tính áp của hãng Salmson và Imera. Nhìn theo hướng dẫn thì có thể chọn được thể tích bình yêu cầu.
Mà cái công thức thì xem tới xem lui vẫn chưa thông. Nhờ bác Nguyenledung và huyuce xem qua giúp em với.
 

Đính kèm

  • Salmson - Booster tank.pdf
    417.3 KB · Xem: 462
  • Imera - Booster tank.pdf
    38.8 KB · Xem: 372
Mình có 2 bảng hướng dẫn chọn bình tính áp của hãng Salmson và Imera. Nhìn theo hướng dẫn thì có thể chọn được thể tích bình yêu cầu.
Mà cái công thức thì xem tới xem lui vẫn chưa thông. Nhờ bác Nguyenledung và huyuce xem qua giúp em với.
Bạn cung cấp cách chọn cho bình tích áp của mỗi hãng khác nhau. Thực tế, màng cao su ngăn cách giữa nước và khí nén là rất dễ lão hoá nên các hãng bắt buộc chúng ta phải có áp lực khí nén trong bình phù hợp với áp suất làm việc chọn. Với bình Sampson, với áp lực bật bơm là P, áp lực khí nén trong bình phải đạt từ 60-75% áp lực P. Lý do là để tránh màng cao su bị giãn quá mức sẽ mau lão hoá. Từ đó bạn có thể thấy lượng nước chứa biến thiên chỉ từ 15% đến 25% thể tích bình tích áp.
Với bình Imera mình nghĩ họ đưa ra công thức tính cũng chỉ để bảo vệ màng cao su co giãn mà thôi!
 
Bạn cung cấp cách chọn cho bình tích áp của mỗi hãng khác nhau. Thực tế, màng cao su ngăn cách giữa nước và khí nén là rất dễ lão hoá nên các hãng bắt buộc chúng ta phải có áp lực khí nén trong bình phù hợp với áp suất làm việc chọn. Với bình Sampson, với áp lực bật bơm là P, áp lực khí nén trong bình phải đạt từ 60-75% áp lực P. Lý do là để tránh màng cao su bị giãn quá mức sẽ mau lão hoá. Từ đó bạn có thể thấy lượng nước chứa biến thiên chỉ từ 15% đến 25% thể tích bình tích áp.
Với bình Imera mình nghĩ họ đưa ra công thức tính cũng chỉ để bảo vệ màng cao su co giãn mà thôi!

Câu trả lời của bạn mình thấy rất có lý. Như vậy thì lưu lượng hửu dụng của nó rất là thấp 15~25% mà thôi.
Bạn có gặp trường hợp nào phải thay ruột cho bình tích áp này chưa? Riêng mình thì có 1 lần phải thay ruột cho 1 bình của Imera 2000L. Khi lấy ruột ra thấy bị rách một đường dài kèm theo là nhiều vết trày xướt giống như bi cạ vào thành bình...hiện tượng này bên mình kết luận là do vòi khí nén nó bị xì dẫn tới mất hết khí nén trong bình, nên mỗi lần bơm chạy / ngắt tạo ra va đập giữa lớp cao su và thành bồn --> không biết kết luận này có chính xác không, hay còn nguyên nhân nào khác, mong nhận được ý kiến của bạn.
 
Câu trả lời của bạn mình thấy rất có lý. Như vậy thì lưu lượng hửu dụng của nó rất là thấp 15~25% mà thôi.
Bạn có gặp trường hợp nào phải thay ruột cho bình tích áp này chưa? Riêng mình thì có 1 lần phải thay ruột cho 1 bình của Imera 2000L. Khi lấy ruột ra thấy bị rách một đường dài kèm theo là nhiều vết trày xướt giống như bi cạ vào thành bình...hiện tượng này bên mình kết luận là do vòi khí nén nó bị xì dẫn tới mất hết khí nén trong bình, nên mỗi lần bơm chạy / ngắt tạo ra va đập giữa lớp cao su và thành bồn --> không biết kết luận này có chính xác không, hay còn nguyên nhân nào khác, mong nhận được ý kiến của bạn.

Bạn mô tả sự cố này làm mình thấy rằng phương án của Sampson là chuẩn tắc hơn so với Imera. Rõ ràng khi chọn dao động áp từ 2.2 ~ 7 Bar như Imera công bố là khá nguy hiểm và theo cách tính về nén khí lý tưởng thì V hiệu dụng của nước là rất lớn, có thể lên đến 70% thể tích bình. Điều này dẫn đến màng cao su sẽ bị nhăn nhúm khi áp lực là 7 Bar và căng tròn tại áp lực 2 Bar (áp khí nén theo họ là 2 bar). Hai trạng thái của bóng cao su này quá lệch nhau nên sự biến dạng màng ở 2 trạng thái cũng là 2 thái cực khác nhau. Điều đó làm cho màng cao su mau lão hoá và tự nứt ra. Khí nén sẽ toàn vào hệ thống nước và bình khi đó mất tác dụng. Âu đây cũng là cái hay để tìm hiểu bình tích áp và sử dụng nó đúng hơn! Cám ơn bạn đã chia sẻ sự cố mà bạn gặp phải!
 
Bạn mô tả sự cố này làm mình thấy rằng phương án của Sampson là chuẩn tắc hơn so với Imera. Rõ ràng khi chọn dao động áp từ 2.2 ~ 7 Bar như Imera công bố là khá nguy hiểm và theo cách tính về nén khí lý tưởng thì V hiệu dụng của nước là rất lớn, có thể lên đến 70% thể tích bình. Điều này dẫn đến màng cao su sẽ bị nhăn nhúm khi áp lực là 7 Bar và căng tròn tại áp lực 2 Bar (áp khí nén theo họ là 2 bar). Hai trạng thái của bóng cao su này quá lệch nhau nên sự biến dạng màng ở 2 trạng thái cũng là 2 thái cực khác nhau. Điều đó làm cho màng cao su mau lão hoá và tự nứt ra. Khí nén sẽ toàn vào hệ thống nước và bình khi đó mất tác dụng. Âu đây cũng là cái hay để tìm hiểu bình tích áp và sử dụng nó đúng hơn! Cám ơn bạn đã chia sẻ sự cố mà bạn gặp phải!
Mình củng cảm ơn rất nhiều về chia sẽ của bạn. Những nhận định của bạn giúp mình hiểu vấn đề nó rõ ràng hơn, đúng hơn
Từ những ý kiến của bạn, mình thấy bạn có cái nền kiến thức cơ sở rất chắc chắn, không biết bạn có phiền khi cho mình biết là tính đến nay thì bạn đã theo nghề bao nhiu năm rồi và lúc trước bạn theo học trường nào không?
Riêng mình thì tính đến 22/08 này thì được 2 năm tròn và là dân Nhiệt Lạnh của trường Nông Lâm HCM.
 
Mình củng cảm ơn rất nhiều về chia sẽ của bạn. Những nhận định của bạn giúp mình hiểu vấn đề nó rõ ràng hơn, đúng hơn
Từ những ý kiến của bạn, mình thấy bạn có cái nền kiến thức cơ sở rất chắc chắn, không biết bạn có phiền khi cho mình biết là tính đến nay thì bạn đã theo nghề bao nhiu năm rồi và lúc trước bạn theo học trường nào không?
Riêng mình thì tính đến 22/08 này thì được 2 năm tròn và là dân Nhiệt Lạnh của trường Nông Lâm HCM.

Cám ơn bạn quan tâm đến anh kỹ sư già này! Tớ mới có 18 năm kinh nghiệm thôi! Nhưng kinh nghiệm của mình chủ yếu là về điện tử! Còn ngành nước mình cũng học hỏi từ anh em trẻ rất nhiều!
Cái chính trong làm việc là không thoả mãn những gì ta biết! Bạn nên giải thích bất cứ vấn đề gì đó bằng lý thuyết đã học trước. Nếu không thể giải thích được, hãy tìm vấn đề trên mạng, nhưng phải chọn lọc bạn nhé!
 
Cám ơn bạn quan tâm đến anh kỹ sư già này! Tớ mới có 18 năm kinh nghiệm thôi! Nhưng kinh nghiệm của mình chủ yếu là về điện tử! Còn ngành nước mình cũng học hỏi từ anh em trẻ rất nhiều!
Cái chính trong làm việc là không thoả mãn những gì ta biết! Bạn nên giải thích bất cứ vấn đề gì đó bằng lý thuyết đã học trước. Nếu không thể giải thích được, hãy tìm vấn đề trên mạng, nhưng phải chọn lọc bạn nhé!
Haha, nói thật là em thấy thích con người của anh rồi đó...anh kỹ sư già với 18 năm kinh nghiệm ^^. Nếu hôm nào có dịp ngồi tán gẫu cafe với anh thì đó chắc là một vinh hạnh lớn của thằng bé kỹ sư 2 năm kinh nghiệm này đó. Không biết giờ anh đang công tác ở miền nào của đất nước vậy anh?
 
Bạn cung cấp cách chọn cho bình tích áp của mỗi hãng khác nhau. Thực tế, màng cao su ngăn cách giữa nước và khí nén là rất dễ lão hoá nên các hãng bắt buộc chúng ta phải có áp lực khí nén trong bình phù hợp với áp suất làm việc chọn. Với bình Sampson, với áp lực bật bơm là P, áp lực khí nén trong bình phải đạt từ 60-75% áp lực P. Lý do là để tránh màng cao su bị giãn quá mức sẽ mau lão hoá. Từ đó bạn có thể thấy lượng nước chứa biến thiên chỉ từ 15% đến 25% thể tích bình tích áp.
Với bình Imera mình nghĩ họ đưa ra công thức tính cũng chỉ để bảo vệ màng cao su co giãn mà thôi!

bác này tính giỏi quá
 
Chào các bác . Em thấy bác nguyenledung rất chịu khó tìm tòi đó. :)
Em cũng mới vào nghề được hơn 1 năm nên cũng gửi ae 1 số kiến thức giáo khoa sau :
Bình tank được chia làm 2 phần khí và nươc .
Thể tích nước(Wn ) lấy bằng thể tích tính toán két nước Còn thể tích khí (Wkk) được xác đinh theo áp lực Pmax và Pmin
Pmin=Hyc . Pmax được lấy không quá lớn để tránh vỡ thùng , dò rỉ đường ông ...Còn ngượi lại cũng không quá nhỏ để dung tích thùng không quá lơn (Pmax<6at)
Công thức liên hệ
Pmax=[Pmin(Wkk+Wn)+Wn]/Wkk
Để thỏa mãn về điều kiện Pmax người ta thường lấy Pmin/Pmax=0,6-0,75
Mong cả nhà góp ý
 
Mọi người cho mình hỏi. Mình là dân ngoại đạo, mới tập tành tính toán thủy lực hệ thống chữa cháy. Hệ thống của mình có 1 máy bơm Jockey hiện hữu 5,4m3/h, hoạt động khi áp suất trong đường ống từ 4-5,5 at và 1 bình điều áp V=50l. Mình thấy nếu tính toán theo các công thức trên thì sao thấy bình điều áp này nhỏ quá. Ở đây mình lấy áp suất hoạt động của bình điều áp từ 6-7,5at, Q=5,4m3/h, T=1ph. Bác nào rành vấn đề này giúp mình với. Dân ngoại đạo nên kiến thức cơ bản không nắm chắc lắm.
 
Mọi người cho mình hỏi. Mình là dân ngoại đạo, mới tập tành tính toán thủy lực hệ thống chữa cháy. Hệ thống của mình có 1 máy bơm Jockey hiện hữu 5,4m3/h, hoạt động khi áp suất trong đường ống từ 4-5,5 at và 1 bình điều áp V=50l. Mình thấy nếu tính toán theo các công thức trên thì sao thấy bình điều áp này nhỏ quá. Ở đây mình lấy áp suất hoạt động của bình điều áp từ 6-7,5at, Q=5,4m3/h, T=1ph. Bác nào rành vấn đề này giúp mình với. Dân ngoại đạo nên kiến thức cơ bản không nắm chắc lắm.

Đúng là bình 50 lít rất nhỏ so với bơm 5.4m3/h hay 1.5l/s. Bơm của bạn chỉ chạy khoảng 20 giây là dừng lại ngay. Theo nguyên tắc để bơm chạy bền thì phải chạy hơn 2 phút. Khi đó bình tích áp sẽ lên đến từ 600 - 1000 lít. Tuy nhiên trong hệ PCCC, thường áp lực nước rất cao nhưng điều hiện chạy bơm Jockey là không nhiều lắm. Vì thế, bạn có thể bỏ bình này đi cũng được miễn là bảo đảm đường ống là kín. Còn nếu thường ống thường bị xì mọt, Jockey sẽ gần như là chạy thường xuyên và điều đặc biệt là nếu không có bình tích áp này thì bơm chạy dưới 5 giây là dừng và do đó rất dễ hỏng bơm. Bình tích áp lắp vào để phòng ngừa việc này. Tuy nhiên theo tôi được biết áp lực của màng cao su trong bình này không được cao và thường chế tạo ở áp lực cực đại là 10 Bar nên nếu hệ thống hoạt động thường trực ở 6 - 7.5 bar như bạn nói thì sẽ mau thay ruột cao su bình này thôi.
Do vậy, với hệ PCCC, điều cần thiết nhất là phải đảm bảo không bị xì tại bất bỳ vị trí nào trong hệ thống. Cách là như thử áp lực cao hơn 1.5 lần làm việc với thời gian lâu dài 24 giờ và áp lực không được phép sụt là rất quan trọng. Còn nếu hệ thống đã xì, các biện pháp kỹ thuật nào cũng có thể gây ra nhưng hậu quả và tranh cãi rất nhiều.
 
Đúng là bình 50 lít rất nhỏ so với bơm 5.4m3/h hay 1.5l/s. Bơm của bạn chỉ chạy khoảng 20 giây là dừng lại ngay. Theo nguyên tắc để bơm chạy bền thì phải chạy hơn 2 phút. Khi đó bình tích áp sẽ lên đến từ 600 - 1000 lít. Tuy nhiên trong hệ PCCC, thường áp lực nước rất cao nhưng điều hiện chạy bơm Jockey là không nhiều lắm. Vì thế, bạn có thể bỏ bình này đi cũng được miễn là bảo đảm đường ống là kín. Còn nếu thường ống thường bị xì mọt, Jockey sẽ gần như là chạy thường xuyên và điều đặc biệt là nếu không có bình tích áp này thì bơm chạy dưới 5 giây là dừng và do đó rất dễ hỏng bơm. Bình tích áp lắp vào để phòng ngừa việc này. Tuy nhiên theo tôi được biết áp lực của màng cao su trong bình này không được cao và thường chế tạo ở áp lực cực đại là 10 Bar nên nếu hệ thống hoạt động thường trực ở 6 - 7.5 bar như bạn nói thì sẽ mau thay ruột cao su bình này thôi.
Do vậy, với hệ PCCC, điều cần thiết nhất là phải đảm bảo không bị xì tại bất bỳ vị trí nào trong hệ thống. Cách là như thử áp lực cao hơn 1.5 lần làm việc với thời gian lâu dài 24 giờ và áp lực không được phép sụt là rất quan trọng. Còn nếu hệ thống đã xì, các biện pháp kỹ thuật nào cũng có thể gây ra nhưng hậu quả và tranh cãi rất nhiều.
Điều bác nói về hệ thống PCCC là rât đúng như thử áp lực cao hơn 1.5 lần làm việc và đảm bảo rằng sau 12 giờ độ sụt áp không vượt quá 5% áp lực thử. Nhưng khi thiết kế thì phải dự phòng trường hợp ống bị rò rỉ tại các mối nối. Nhưng mình thấy trong thực tế, rất nhiều hệ thống PCCC như sau: Q máy bơm chữa cháy = 180m3/h, Qjockey = 5,4m3/h, bình điều áp V=50l, tất cả đều đã được công an PCCC duyệt. Mình ko rõ cách nào mà người thiết kế chọn bình điều áp như vậy.
 
Câu hỏi 1 của bạn được trả lời như sau:
Cái chính yếu ở đây là bạn cần chú ý sự thay đổi thể tích khí nén chứa trong bình áp lực. Bình tích áp có chứa sẵn khí nén có áp lực là Vo và ở áp lực cho sẵn thường lấy là 1 Bar hay 10 mét nước. Áp lực bơm nước là P1 = 25 mét nước thì khí nén sẽ chịu áp lực 25 mét nước. Thể tích khí nén khi đó là Vo/2.5 (cái này bạn sử dụng phương trình khí lý tưởng).
Áp lực cắt bơm là P2=35 mét nước, khi đó thể tích khí nén sẽ là Vo/3.5.
Hiệu số 2 thể tích tại 2 áp lực bơm nước và cắt bơm sẽ là phần thể tích nước chiếm chỗ trong bình tích áp là:
Vch = Vo/2.5 - Vo/3.5 = 0.114 Vo.
Lưu lượng bơm là Q và thời gian bơm là Tmin. Khi đó ta có đẳng thức:
Vch = Q*Tmin Hay 0.114Vo = Q*Tmin hay Vo = Q*Tmin/0.114
Đẳng thức trên có nghĩa là bạn chọn hệ số K = 0.114 khi áp lực cắt bơm là 35 mét nước và áp lực để bơm hoạt động là 35 mét nước.
Các nhà sản xuất có chọn hệ số cho bạn cũng dựa trên thông số như trên.
Câu hỏi số 2, bạn có thể tính toán van an toàn theo thông số của 1 hãng cung cấp nào đó chẳng hạn như của Crossby sau đây:
http://valves.pentair.com/valves/pr...ing_process_valves/index.aspx?id=tcm:106-5813.
Mỗi hãng có cách chọn van khác nhau tuỳ theo cách chế tạo của họ bạn nhé!!!
Câu hỏi 1 của bạn được trả lời như sau:
Cái chính yếu ở đây là bạn cần chú ý sự thay đổi thể tích khí nén chứa trong bình áp lực. Bình tích áp có chứa sẵn khí nén có áp lực là Vo và ở áp lực cho sẵn thường lấy là 1 Bar hay 10 mét nước. Áp lực bơm nước là P1 = 25 mét nước thì khí nén sẽ chịu áp lực 25 mét nước. Thể tích khí nén khi đó là Vo/2.5 (cái này bạn sử dụng phương trình khí lý tưởng).
Áp lực cắt bơm là P2=35 mét nước, khi đó thể tích khí nén sẽ là Vo/3.5.
Hiệu số 2 thể tích tại 2 áp lực bơm nước và cắt bơm sẽ là phần thể tích nước chiếm chỗ trong bình tích áp là:
Vch = Vo/2.5 - Vo/3.5 = 0.114 Vo.
Lưu lượng bơm là Q và thời gian bơm là Tmin. Khi đó ta có đẳng thức:
Vch = Q*Tmin Hay 0.114Vo = Q*Tmin hay Vo = Q*Tmin/0.114
Đẳng thức trên có nghĩa là bạn chọn hệ số K = 0.114 khi áp lực cắt bơm là 35 mét nước và áp lực để bơm hoạt động là 35 mét nước.
Các nhà sản xuất có chọn hệ số cho bạn cũng dựa trên thông số như trên.
Câu hỏi số 2, bạn có thể tính toán van an toàn theo thông số của 1 hãng cung cấp nào đó chẳng hạn như của Crossby sau đây:
http://valves.pentair.com/valves/pr...ing_process_valves/index.aspx?id=tcm:106-5813.
Mỗi hãng có cách chọn van khác nhau tuỳ theo cách chế tạo của họ bạn nhé!!!
Em chào anh @nguyenledung
Em cũng mới tìm hiểu cách tính bình tích áp, nhưng có vấn đề em không hiểu là: Ở cái áp lực cắt bơm là 35m thì mình lấy ở đâu ạ, cái này có phải do mình chọn theo biểu đồ chọn bơm không ạ ? EM vẫn chưa thông. Mong anh giải đáp
 
Back
Bên trên