dân điện cần tư vấn về áp suất trong đường ống cấp lạnh chiller

luongcongvuong

Thành Viên [LV 0]
trong nhóm có các bác nào chuyên về đường ống chiller cho em hỏi với vấn đề bên dưới với ạ:
+ Dự án em thi công có 23 tầng dùng hệ thống chiller làm mát. máy chiller đặt tầng 4, tải chia làm 3 phân khúc, bắt đầu và kết thúc mỗi phân khúc sẽ là 1 đường ống gom và đường ống này sẽ kết nối với 1 đường ống cấp và hồi chính của tòa nhà chạy dọc trục kỹ thuật để khép kín chiller.
- phân khúc 1 từ tầng 4 xuống hầm B3.
- phân khúc 2 từ tầng 4 tới tầng 16.
- phân khúc 3 các tầng còn lại phía trên.
+ câu hỏi em đặt ra là cảm biến áp suất em đặt ở tại tầng 4 hoặc tại tầng trên cùng 23 trong 2 đường ống cấp và hồi tổng để kiểm tra chênh áp thì áp suất cảm biến có khác nhau không ạ, nếu tải hoạt động trong các trường hợp sau ạ:
- trường hợp 1: chỉ có phân khúc 2 hoạt động các phân khúc trên và dưới không hoạt động không có tuần hoàn.
- trường hợp 2: chỉ có phân khúc dưới cùng hoạt động. 2 phân khúc trên không có tải hoạt động, hệ thống nước lạnh không tuần hoàn ở 2 phân khúc này.
+ Em làm bên điện mà mới tiếp quản tiếp công việc thi công dở BMS của 1 anh làm trước đụng tới BMS cần đặt mấy cảm biến ấp suất để điều khiển bơm, mà gà quá chưa biết các áp suất ở các điểm này có khác nhau không, ban đầu thì cứ đinh ninh hệ kín thì áp suất chỉ chênh nhau trở lực của các tải gây ra nên đặt đâu cũng như nhau, nhưng khi đọc nguyên lý BMS và đặt các trường hợp tải như trên thì em chưa rõ, các bác chuyên ngành HVAC giúp em chút ạ
 
Mình là Dân điện nhưng có trải qua làm Hệ Chiller. Có thể chia sẻ chút với Bạn. Nhưng hãy gửi Thông tin Hệ thống: Bản vẽ Nguyên lý và Bố trí Hệ nước lạnh, Bản vẽ Nguyên lý BMS và Yêu cầu ĐK để mình dễ Hình dung cụ thể. Cho hỏi thêm: Bạn chuyên về Điện hay về Điều khiển BMS? Và có Kiến thức Tương đối về Thủy lực và Cơ học lưu chất chưa? Để mình biết mà trao đổi với Bạn! Cò gì Inbox cho mình.
 
Dạ em chào anh ạ. em là dân điện trước đây chuyên làm mảng động lực, cấp nguồn cho tải thiết bị, phần BMS và điện nhẹ em chỉ đọc nguyên lý và lập bản vẽ thi công, như BMS thì em đọc bảng điểm tìm catalogue để làm bản vẽ thi công kéo dây bắn ống thôi ạ, còn phần chuyên về điều khiển thường có 1 anh làm điện nhẹ kiểm tra và thực hiện T&C sau này và em chuyên vẽ bản vẽ thi công nên cũng ít được ở lại tới giai đoạn cuối do luân chuyển đi các dự án để vẽ.
kiến thức về Thủy lực và Cơ học lưu chất thì em không biết hình dung thế nào cả, vì em chuyên điện cơ bản cái này cũng chỉ học qua kỹ thuật thủy khí trường lớp nhưng lâu rồi không nhớ ạ, còn đi làm về M&E thì có va vấp với bên điều hòa, nước nên 1 số thứ cơ bản hay nhắc tới thì em biết chút. thôi anh giúp đỡ em trên phương diện em chưa biết gì ạ.
 

Đính kèm

  • 171213.BMS.dwg
    2.2 MB · Xem: 172
  • 210831_HVAC_DIAGRAM.dwg
    4 MB · Xem: 200
Bởi vì, theo như Mình thấy, Bạn chưa chuẩn bị đủ Kiến thức nền trong khi lại cần phải đáp ứng ngay Nhiệm vụ thực tế trước mắt, nên ta hãy trao đổi theo Phương pháp “thuật” để Xử lý là chính chứ không theo “lý” là trình bày Lý thuyết bài bản, có Hệ thống Logic. Nghĩa là: đau đâu chữa đây, hết đau là được. Theo cách này, mình sẽ cố gắng trả lời các Câu hỏi của bạn, rồi Sau đó, nếu muốn, Bạn cho biết Nhiệm vụ cụ thể của Bạn phải làm. Căn cứ vào đó, có thể mình sẽ Tư vấn thêm cho Bạn, 1 cách định hướng, nên làm gì và cần bổ dung thêm những Kiến thức nào để hoàn thành Nhiệm vụ.

Quay lại các Câu hỏi: Mình chưa xem Chi tiết hết Bản vẽ của Bạn, nếu muốn tránh nhầm lẫn hay phát biểu sai, xin Bạn hãy gửi kèm Thuyết minh Thiết kế Phần Hệ Cơ Chiller, và Thiết kế BMS để nắm được các Yêu cầu, Kết quả Định lượng cũng như Ý tưởng Thiết kế Hệ thống (Concept Design). Tuy nhiên, mình xin trả lời sơ bộ về Nội dung Bạn hỏi như sau: Trước hết, mình thấy Hệ thống Nước lạnh của Bạn được Thiết kê theo Cấu hình có nhiều Phân khúc kêt nối làm việc song song (độc lập nhau) vào 1 Hệ ống gộp của 1 Cụm Bơm nước lạnh chung. Theo Nguyên lý Điều khiển, Tín hiệu Chênh áp của Bộ Cảm biến Áp suất (Differential Pressure Transmitter DPT) được đưa về để Điềukhiển (gọi Chạy Dừng và thay đổi Công suất) Cụm Bơm lạnh. Như vậy, Cảm biến Chênh áp của Hệ thống, ngoại trừ khi có thêm Yêu cầu đặc biệt, phải được đặt tại ngay Vị trí (chung) của các Phân nhánh, đó là các Ống gộp ở Tầng 4. Điều tiếp theo liên quan đến Thủy lực và Cơ học, mình xin trả lời thêm: Áp suất tĩnh trong Hệ thống nước thì có phụ thuộc, nhưng Chênh áp phân phối (giữa 2 Ống chính Cấp Supply và Hồi Return) thì không phụ thuộc (thực ra là không phụ thuộc nhiều – khi bỏ qua Tổn thất áp trên Trụcđứng Riser của Hệthống) vào Caođộ của Vịtrí khảo sát. Như vậy, Chênh áp ở Tầng trên cùng 23 (Vị trí xa Bơm) sẽ (nhỏ hơn) ở Tầng 4 (Vị trí đặt Ống gộp, nơi gần Bơm lạnh hơn). Tuy nhiên, Độ sai biệt này, khi chọn Thiết kế Ống đứng Riser lớn (có Vận tốc nước thấp), không có nhiều lắm. Điều kế tiếp Bạn hỏi về Tình huống hoạt động Phân tải (chủ động hay ngẫu nhiên) của Hệ thống. Khi Phụ tải (các Phân Nhánh chính 123 hay các Nhánhcon Dànlạnh) thayđổi (về Lưulượng) thì làmcho Cột áp của từng Nhánh tải, và từ đó là cả Hệ thống thay đổi theo, dẫn tới Lưu lượng các nhánh Phụ tải sẽ hoạt động không theo mong muốn. Để xử lý, khắc phục Vấn đề này, Người ta đưa vào Thiết kế các Van Cân bằng (tự động – thí dụ như Van PICV) lắp ở đầu các Phân nhánh (chính và con), và hơn nữa là Giải pháp Điều khiển Bơm lạnh để duy trì Chênh áp phân phối ∆pSR (tại Vị trí Thanh gộp). Như vậy, có thể Trả lời Bạn là: trong Phạm vi thay đổi cho phép (theo 1 Thiết kế đạt yêu cầu – cân đối giữa Dải biến thiên cho phép của Cụm Bơm với Dải phân bố Lưu lượng Phụ tải), thì Hệ thống Điều khiển BMS sẽ duytrì được Chênh áp phân phối, qua đó duytrì được hoạtđộng của cả Hệ thống Phụ tải được gần như mong muốn! Trong tất cả các Tình huống hoạt động không đồng thời của các Phân nhánh 123 như Bạn mô tả, với Điều kiện là có được Thiết kế và Phối hợp tốt (về Định lượng) trong cả 2 Lãnh vực Hệ Cơ Nhiệt (tính đúng Công suất và Cột áp Thiết bị) và Hệ Điều khiển (chọn Thuật toán Điều khiển xác định Gía trị Cài đặt SP hợp lý, phù hợp với Thiết kế Cơ)?
Mình chưa đọc kỹ và đi vào Chi tiết Bản vẽ của Bạn. Nếu muốn có đóng góp chi tiết hơn, phải được đọc qua Thuyết minh để nắm rõ Ý tưởng Thiết kế và Yêu cầu Thiết kế cụ thể về Phần Cơ Nhiệt và Điều khiển, đặc thù của Công trình. Nên không dám có Nhận định bừa bãi, thiển cận.
Trên đây là vài Ý kiến Cá nhân chỉ mang tính Định tính mình muốn trao đổi với Bạn. Mong Bạn nắm bắt được Vấn đề để tìm hiểu sâu hơn và làm tốt Công việc chung. Chúc Bạn khỏe. Thân ái.
 
Dạ em cảm ơn ạ.
+ chỗ ống gộp em nói rõ lại chút. là ống gom các phân khúc sẽ kết nối với 1 đường ống chạy dọc tòa nhà cấp ho cả 3 phân khúc. và cảm biến áp suất anh bên em đang đặt ở trên cùng ống này.
+ còn nhiệm vụ dự án của em hiện tại ở dự án này là đọc hiểu nguyên lý kéo dây, đấu nối, còn chương trình thì có bên thứ 3 chạy, bên em chỉ phụ trách thi công. nhưng khi em nhận lại phần việc thì em thấy có 2 cảm biến này và cảm biến chênh áp cho van bypass anh ấy đang đặt sai thiết kế, và em có nghĩ đặt vấn đề như vậy để tránh trường hợp hao tiền của vật tư, nếu sau này phải di chuyển xuống tầng 4, lại xúc rửa khóa van xả nước các kiểu anh ạ.
phần thuyết minh điều khiển BMS hệ chiller chiều em xin em gửi lại anh ạ. hiện tại em có việc hơi gấp chiều em đọc kỹ lại có gì em hỏi tiếp ạ. cảm ơn anh rất nhiều chúc anh mạnh khỏe ạ.
 
Cho Anh hỏi: Em viết rằng: ... kết nối với 1 đường ống chạy dọc tòa nhà cấp cho cả 3 phân khúc... nghĩa là sao? Có gì Trích lại Chi tiết Vị trí và các loại Ống này cũng như Vị trí lắp Cảm biến... gửi lại cho Anh xem.
1) Về phần Ống gộp (Header) thường dùng để: 1 cho gộp cho cụm Chiller và 1 cho Cụm Bơm, và thường nằm ngay Vị trí lắp Thiết bị (Chiller hay Bơm). 2) Phân biệt với Trục Ống phân phối chính đặt đứng (Riser).
2) Về phần Cảm biến Chênh áp. Về Nguyên tắc cần có tới 2 Bộ Cảm biến Chênh áp phục vụ Việc Điều khiển cho 2 Đối tượng khác nhau:
1- là Cụm Bơm lạnh như đã nói. 2- là để Điều khiển cho Cụm Van By-pass.
Chỉ khi Sử dụng Dạng thức trao đổi Thông tin bậc cao kiểu truyền thông (Communication) nhờ Thiết bị Cảm biến được Số hóa (Digital DP Transmitter) thì mới có thể Nhập 2 Thiết bị này làm một và gửi Tín hiệu (với Định dạng Truyền thông như Modbus chẳng hạn) cùng lúc tới 2 Đối tượng Điều khiển.
3) Nói về Vị trí lắp Cảm biến Chênh áp dùng để Điều khiển Bơm lạnh: 1- trong Trường hợp Hệ thống có nhiều Mạch Bơm riêng cho từng Phân nhánh Phụ tải thì có thể lắp mỗi Cảm biến Chênh áp cho từng Phân nhánh Phụ tải riêng độc lập. Khi đó, để Cảm biến có thể bao quát hết dải Gía trị Biến thiên Chênh Áp phân phối trong cả toàn Phân nhánh, người ta thường chọn lắp ở Vị trí mang tính trung gian nhất, đó là ở khoảng Trung bình về Độ cao giàn trải của Phân nhánh đang khảo sát.
2- trong Trường hợp TK của Em với 3 Phân nhánh Phụ tải riêng, do phải dùng chung 1 Hệ Bơm lạnh, nên Vị trí lắp Cảm biến sẽ phải mang tính Bao quát và Đại diện cho tất cả 3 Phân nhánh này với Vai trò đồngđều như nhau.
Cho nên, hợp lý nhất là nên lắp ở ngay Vị trí Ống gộp chung của Cụm Bơm Hệ thống. Lý do là bởi vì, ở ngay Vị trí đầu của mỗi Phân nhánh, về Nguyên tắc, thường sẽ có lắp 1 Bộ Van Cân bằng Tự động (kiểu như PICV...), không rõ Bên Em có không? Trong bất cứ Trường hợp nào (có hay không có Van CB), nếu lắp Cảm biến Chênh áp vào trong Riser đứng của 1 trong các Phân nhánh sẽ làm chó Hoạt động ĐK Bơm sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn Hoạt động của riêng Phân nhánh đó! Đây là điều không nên. Em xem kỹ lại Thuyết minh Hệ ĐK xem cho rõ Thông tin, Người ta lên TK có Bao nhiêu Cảm biến Chênh áp, kiểu loại nào, Vị trí lắp ở đâu...và nếu có, Mục đích ĐK và Quy trình Vận hành thế nào? Rồi trao đổi thêm.
 
Một nhắc nhở nhỏ, vì đã nhắc đến Cảm biến Chênh áp dùng cho Van By-pass: Vị trí kết nối 2 Ống dẫn lấy Áp của nó vào Ống nước chính bắt buộc phải lắp ở Phần chung của cả 3 Phân nhánh, nghĩa là ở ngay sau Vị trí Ống gộp (Cấp S và Hồi R) của Bơm lạnh, Trước khi phân ra cho các Phân nhánh, và chắc chắn là không thể nối vào ở Vị trí trên các Riser được!
Em xem lại về Số lượng các Cảm biến Chênh áp cần dùng và Yêu cầu Chức năng nào khác nũa hay không?
 
Dạ đúng rồi ạ hệ thống đường cấp lạnh có thể hiểu sơ bộ như sau ạ:
+ 2 đường ống chính (đường cấp và đường hồi) chạy đứng theo tòa nhà. từ đường cấp chính sẽ phân 1 nhánh xuống hầm. chạy lên tầng 5 thì rẽ 1 nhánh cấp cho các FCU từ tầng 4 tới tầng 16, tại tầng 16 có 1 đường ống rẽ nhánh cấp cho phân khúc từ tầng 17 tới tầng 23, đường chính này chạy tới 24 cáp cho FCU nữa anh ạ. ở cuối các phân khúc này có đường ống lớn gom từ các tải FCU trong phân khúc về và kết nối với đường hồi chính chạy dọc tòa nhà. như phân khúc 5 đến 16 thì đường gộp nằm ở 16, phân khúc 17 đến 23 thì đường gộp nằm ở 23. và các đường gộp này sẽ kết nối với đường chạy dọc tòa nhà đưa về chiller tầng 4.
+ dạ vâng van bypass đang kết nối ngay cạnh cụng bơm ở tầng 4 như anh nói và đường kết nối đang ở phần chung cả 3 phân khúc dù phân khúc nào dùng thì van và cảm biến chênh áp vẫn ok anh ạ. cảm biến chênh áp cho van thì đang lấy áp ở 2 đầu van ạ
 
nói đến phần quy trình thì em đang thấy 2 cảm biến áp suất đường cấp và đường hồi ghi đặt ở cuối đường ống nhưng trong bản vẽ cad em gửi anh phía trên thì đang đặt ở tầng 4. nên em phân vân quá.
 
nói đến phần quy trình thì em đang thấy 2 cảm biến áp suất đường cấp và đường hồi ghi đặt ở cuối đường ống nhưng trong bản vẽ cad em gửi anh phía trên thì đang đặt ở tầng 4. nên em phân vân quá.
Em Kiểm tra kỹ lại trong Bản Thuyết minh xem có tất cả Bao nhiêu Cảm biến Áp suất? Nó là Cảm biến Áp suất tại 1 Vị trí hay là Chênh áp giữa 2 Vị trí? Hỏi luốn cả Catalogue luôn, nếu có, cho dễ nói chuyện. Và Công năng yêu cầu đối với từng Vị trí lắp. Rồi gửi báo cho Anh.
Coi kỹ coi xem Cảm biến (Chênh?) áp ở 2 Vị trí lắp: tầng 4 và cuối của tuyến ống (ứng với Dàn lạnh FCU xa (xét về mặt Tổn thất, trở kháng Thủy lực) Bơm nhất) thì trong Thuyết minh/Bản vẽ - nó là 1 cái hay 2 cái khác nhau. Mà nếu là yêu cầu riêng cho Công trình này, thì Cảm biến ở cuối đường sẽ được chỉ định lắp vào cho Phân nhánh tải nào? 1 hay 2 hay 3?! hay là cả 3 Phân nhánh?
Trên Bản vẽ Sơ đổ Tối giản MS, chỗ Em hỏi về 2 Cảm biến thấy có ghi "behind (ở sau) the last FCU (cuối cùng)" trong khi Vị trí lắp thì lại ở
Nếu là 2 cái khác nhau thì, có thể, cái lắp ở Cuối đường, (Theo Suy nghĩ của riêng Anh, dựa theo những gì mình đã làm), thì Công năng của Cảm biến Chênh áp cuối đường này, nếu có, là để bảo vệ (Thứ cấp bổ sung) Qúa áp (khi Nhu cầu sử dụng Phụ tải giảm xuống quá mức) cho Phân nhánh. Nó được TK lắp (trong trường hợp các Nhánh con Dàn lạnh được TK đều dùng Van ĐK loại 2 ngả - 2-way Motorised).
Nếu đã xem xét mọi Hồ sơ mà không ra, có thể phải hỏi lại Đơn vị TK về ĐK. Mà là Đơn vị nào vậy? Có thể Anh biết chăng?
1648627965232.png
 
Anh có xem lại Vị trí lắp và cách Diễn đạt Từ nghữ trong Bảng Thuyết minh này, nếu trong Hệ thống chỉ có 1 Cảm biến Chênh áp này (ngoài cái để ĐK cho cụm Van By-pass), thì nó sẽ lắp ở Cuối đường trục đứng Riser AB Phân phối Cấp-Hồi của Phân nhánh chủ lực - cấp cho Phân khúc 2 và 3, cũng là Phân khúc có Dao động Phụ tải nhiều nhất. Cảm biến Chênh áp này sẽ lấy Tín hiệu Chênh áp tại Phân nhánh của FCU nào (đa phần là thuộc tầng 23) ở "xa" Bơm nhất, nghĩa là có Trở kháng Thủy lực của Tuyến đường Nước chảy, lớn nhất, để làm Tín hiệu ĐK cho Cụm Bơm lạnh. Khi mà Chênh áp của FCU này được bảo đảm thì đương nhiên các Dàn lạnh khác cũng sẽ có đủ Chênh áp để hoạt động.
Em hỏi lại xem, Hệ thống này dùng 2 Cảm biến Chênh áp riêng, cho Bơm lạnh và cho Van By-pass phải không?
 
Back
Bên trên