Cần giúp Công thức tính dung tích bể tự hoại

Minh Khang

Thành Viên [LV 0]
Chào mọi người,
Em có xem 1 vài thuyết minh thiết kế hệ thống cấp thoát nước tòa nhà thì thấy có công thức tính dung tích bể tự hoại như sau:

W = 13 + (N-100)*0.095 (m3)
Trong đó N là tổng số đương lượng của xí trong khu vệ sinh

Em có thấy ghi chú là công thức này lấy từ qui chuẩn cấp thoát nước, nhưng em tìm mãi mà không thấy đề cập đến công thức này. Mong mọi người thông não giúp em ạ :)
 
Chào bác,
Em thì hay tính theo công thức :
W=Wn+Wc (m3)
Trong đó :
- Wn: dung tích nước của bể: cái này tính theo số người và tiêu chuẩn cấp nước 1 người/ ngày
- Wc : Dung tích cặn của bể : cái này phụ thuộc vào thời gian giữa 2 lần thay cặn ( hút bể phốt), số cặn 1 người thải 1 ngày, số người, các hệ số giảm thể tích...
Không biết có chính xác không. hehe. các bác có kn vào chỉ giáo ạ :):):)
 
Chào bác,
Em thì hay tính theo công thức :
W=Wn+Wc (m3)
Trong đó :
- Wn: dung tích nước của bể: cái này tính theo số người và tiêu chuẩn cấp nước 1 người/ ngày
- Wc : Dung tích cặn của bể : cái này phụ thuộc vào thời gian giữa 2 lần thay cặn ( hút bể phốt), số cặn 1 người thải 1 ngày, số người, các hệ số giảm thể tích...
Không biết có chính xác không. hehe. các bác có kn vào chỉ giáo ạ :):):)
Công thức này là chính xác rồi. Không phải bàn cãi, đây là cách tính chuẩn nhất vì dựa trên số lượng người và tiêu chuẩn thải nước.
Công thức kia đúng là mình tìm hoài không ra.
 
Hi ae !
Đây gửi các bạn công thức tính bể phốt, phiên bản Tiếng Anh đầy đủ!
 

Đính kèm

  • Septic tank volume.pdf
    75 KB · Xem: 574
Chào bác,
Em thì hay tính theo công thức :
W=Wn+Wc (m3)
Trong đó :
- Wn: dung tích nước của bể: cái này tính theo số người và tiêu chuẩn cấp nước 1 người/ ngày
- Wc : Dung tích cặn của bể : cái này phụ thuộc vào thời gian giữa 2 lần thay cặn ( hút bể phốt), số cặn 1 người thải 1 ngày, số người, các hệ số giảm thể tích...
Không biết có chính xác không. hehe. các bác có kn vào chỉ giáo ạ :):):)
cái này thei tiêu chuẩn gì vậy bạn
 
Dung tích và cách tính dung tích bể tự hoại được quy định ở phụ lục K quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình đó bác, làm theo quy chuẩn là chắc ăn hơn cả. :D
 
Chào mọi người,
Em có xem 1 vài thuyết minh thiết kế hệ thống cấp thoát nước tòa nhà thì thấy có công thức tính dung tích bể tự hoại như sau:

W = 13 + (N-100)*0.095 (m3)
Trong đó N là tổng số đương lượng của xí trong khu vệ sinh

Em có thấy ghi chú là công thức này lấy từ qui chuẩn cấp thoát nước, nhưng em tìm mãi mà không thấy đề cập đến công thức này. Mong mọi người thông não giúp em ạ :)

công thức này là đây:
upload_2017-8-11_12-31-22.png
 
Dear all !

Công thức 1: Theo sách giáo khoa, gốc thì không biết ở đâu (^^)

W =Wn + Wc

Công thức 2: Công thức này từ 1 " Dự thảo bể tự hoại " theo một tạp chí xây dựng có giới thiệu. Xem file đính kèm

W=V (ướt) + V (khí)

Công thức 3: Theo phụ lục K - Quy chuẩn cấp thoát nước bên trong nhà, bảng K-2 ( gốc là tiêu chuẩn IAPMO - US ) - xem file kèm theo

W = 13 + (N-100)*0.095 ( N- số đương lượng thiết bị vệ sinh )


Công thức 4: theo phụ lục K- Quy chuẩn CTN trong nhà ( gốc là tiêu chuẩn IAPMO - US ) - xem file kèm theo

- Đối với công trình có lưu lượng nước thải Q < = 5.5 m3/ng.đ : W=1.5 * Qnt
- Đối với công trình có lưu lượng nước thải Q > 5.5 m3/ng.đ : W=0.75 * Qnt + 4.25


Ngoài ra còn 1 số tiêu chuẩn riêng của như Anh ( BS 6297) , của Úc (AS/NZ 1546.1)....

PS: Theo mình công thức nào cũng được, tuy nhiên các bạn cần xem xét đến vấn đề cái bể tự hoại xử lý gì trong các trường hợp sau đây:

- Xử lý toàn bộ nước thải
- Chỉ xử lý nước đen
- Chỉ xử lý nước xám + bếp ...
-> Từ đó xem xét đưa ra thể tích hợp lý.

Tks !
 

Đính kèm

  • THIET KE,XD _ SD BE TU HOAI.pdf
    346 KB · Xem: 750
  • QCVN He thong cap thoat nuoc trong nha va cong trinh.pdf
    5.1 MB · Xem: 483
Dear all !

Công thức 1: Theo sách giáo khoa, gốc thì không biết ở đâu (^^)

W =Wn + Wc

Công thức 2: Công thức này từ 1 " Dự thảo bể tự hoại " theo một tạp chí xây dựng có giới thiệu. Xem file đính kèm

W=V (ướt) + V (khí)

Công thức 3: Theo phụ lục K - Quy chuẩn cấp thoát nước bên trong nhà, bảng K-2 ( gốc là tiêu chuẩn IAPMO - US ) - xem file kèm theo

W = 13 + (N-100)*0.095 ( N- số đương lượng thiết bị vệ sinh )


Công thức 4: theo phụ lục K- Quy chuẩn CTN trong nhà ( gốc là tiêu chuẩn IAPMO - US ) - xem file kèm theo

- Đối với công trình có lưu lượng nước thải Q < = 5.5 m3/ng.đ : W=1.5 * Qnt
- Đối với công trình có lưu lượng nước thải Q > 5.5 m3/ng.đ : W=0.75 * Qnt + 4.25


Ngoài ra còn 1 số tiêu chuẩn riêng của như Anh ( BS 6297) , của Úc (AS/NZ 1546.1)....

PS: Theo mình công thức nào cũng được, tuy nhiên các bạn cần xem xét đến vấn đề cái bể tự hoại xử lý gì trong các trường hợp sau đây:

- Xử lý toàn bộ nước thải
- Chỉ xử lý nước đen
- Chỉ xử lý nước xám + bếp ...
-> Từ đó xem xét đưa ra thể tích hợp lý.

Tks !

Chào các bác. Các công thức trên khi áp dụng tính toán dung tích bể tự hoại thì ra kết quả khác nhau khá lớn.
Đối với dự án nhà máy với số lượng công nhân làm việc 700 người/ ngày thì theo các bác nên áp dụng công thức tính bể tự hoại nào nhỉ
 
Em cũng có một cái công thức tính, các bác tham khảo có được không nhé.
 

Đính kèm

  • Thiet_ke_XD_be_tu_hoai.pdf
    300.1 KB · Xem: 342
Back
Bên trên