Thảo luận NHỮNG LỖI HAY GẶP TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG VRF

bluster

Thành Viên [LV 7]
NHỮNG LỖI HAY GẶP TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG VRF


Ks Nguyễn Đức Quang
Ngày 26/04/2019




1. Đường ống gas dài quá yêu cầu của hãng sản xuất

Các hãng sản xuất điều hòa VRF như Daikin, Mitsubishi Electric, LG đều đưa ra yêu cầu về chiều dài của ống gas. Tham khảo hãng Daikin ở hình dưới

upload_2019-4-26_10-23-3.png


Thực tế tôi gặp phải là người thiết kế không chú ý đến chiều dài tối đa cho phép của ống đồng giữa nhánh đầu tiên tới dàn lạnh cuối cùng.

upload_2019-4-26_10-23-49.png


Ngoài ra cần lưu ý đến chiều dài ống và lệch độ cao cho phép giữa dàn nóng và dàn lạnh.


2. Không kiểm tra công suất nhiệt của dàn nóng dàn lại tại điều kiện thiết kế

upload_2019-4-26_10-24-1.png

upload_2019-4-26_10-24-7.png


Thông số công suất nhiệt của thiết bị điều hòa thường được các hãng sản xuất công bố trong catalogue. Nhưng các thông số này không phải là một giá trị cố định cho tất cả các trường hợp. Nó sẽ thay đổi theo điều kiện lắp đặt. Cụ thể xem xét dà nóng RXQ32AYM của Daikin, có công suất làm lạnh là 90kW tại điều kiện; nhiệt độ trong nhà 27°C DB, 19°C WB, nhiệt độ ngoài trời 35°C DB, chiều dài đường ống tương đương 7.5m, chênh độ cao 0m.

Nếu dự án của bạn nằm ngoài các điều kiện trên cần phải tham khảo hãng sản xuất để nhận được thông số chính xác cho từng dự án cụ thể.



3. Thiết kế không tính toán cột áp quạt dàn lạnh

Các hãng sản xuất điều hòa thường đưa ra lựa chọn tiêu chuẩn cho cột áp tĩnh của dàn lạnh từ 30-50 Pa tại tốc độ gió trung bình tùy theo dải công suất dàn lạnh.

Đa số các trường hợp thì cột áp này thắng được tổn thất cột áp tại miệng gió, van gió, ống nối mềm, ống gió tôn, cổ nối.

Tuy nhiên một số trường hợp lại thiết kế, lắp đặt quá nhiều co cút, ống nối mềm quá dài dẫn tới việc không đủ cột áp cho quạt, làm cho quạt không đẩy được không khí lạnh vào không gian điều hòa, dẫn tới nhiều nguy cơ khác như cảm giác nhiệt không tốt, đọng sương.

Xem xét ví dụ sau:
upload_2019-4-26_10-27-23.png


Dành lạnh công suất 11.2kW, lưu lượng 960 m3/h, chiều dài ống gió hồi là 15m, chiều dài ống gió cấp là 16m.
Tổn thất tại miệng gió: 20Pa
Tổn thất tại ống nối mềm: 10Pa
Tổn thất tại van gió: 15Pa
Tổn thất ống gió tôn: 15Pa
Tổn thất vải mềm nối dàn lạnh: 10Pa

Tổng tổn thất cột áp: 70Pa

Nếu không tính toán cột áp, thì hãng sẽ chào loại tiêu chuẩn, cột áp 50Pa. Do đó không thổi được gió tới cửa gió như mong muốn.

4. Thiết kế sai dây điều khiển

Dây điều khiển kết nối dàn lạnh theo khuyến nghị của nhà sản xuất là dây đồng hai lõi tiết điện 0.75-1.5mm2.

Dây điều khiển phải được đi dây theo kiểu nối tiếp, không được rẽ nhánh.
upload_2019-4-26_10-27-39.png



Các bạn còn hay gặp lỗi nào khác các lỗi kế trên? Hãy chia sẻ để cùng thảo luận.
 

Đính kèm

  • upload_2019-4-26_10-24-30.png
    upload_2019-4-26_10-24-30.png
    189.3 KB · Xem: 80
  • upload_2019-4-26_10-24-59.png
    upload_2019-4-26_10-24-59.png
    189.3 KB · Xem: 94
Cá nhân mình thì thấy có một số vấn đề :
1. Kích thước ống đồng:
Đa phần mọi người bố trí SĐNL xong rồi dùng phần mềm hoặc giao cho hãng chạy kích thước ống.
Ví dụ : Nhập size ống theo SĐNL, ko nhập individual length.
upload_2019-5-6_13-51-37.png


Nhưng khi mình dùng phần mềm, nhập chính xác chiều dài các đoạn ống + co này nọ, thì kích thước ống đồng có khi lớn hơn một chút.
Ví dụ : Nhập individual length. Kích thước ống đồng tăng lên; công suất dàn nóng cũng tăng từ 36HP lên 40HP (Phần mềm tự select nhé).
upload_2019-5-6_13-54-47.png
 
Back
Bên trên